“Ngọc trai là một loại châu báu đặc biệt mang sự sống, là một loại trang sức độc đáo sang trọng và quý phái. Ngọc trai mang lại cho người sử dụng nhiều điều tốt lành, tránh được gió, cảm sốt... ”. Lời quảng cáo này sẽ không quá đáng nếu đó là ngọc trai thứ thiệt.
Anh Thủy đang giới thiệu một qui trình cấy ngọc trai lấy ngọc
Ngọc trai dởm tràn lan
Phú Quốc - một hòn đảo xinh đẹp nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nơi đây nổi tiếng với nhiều đặc sản quý hiếm, trong đó nổi bật nhất là ngọc trai. Du khách đến Phú Quốc ngoài việc mua các loại đặc sản: cá, mực, tôm khô, hồ tiêu, nước mắm… thường không quên mua ngọc trai về làm kỷ niệm, tặng người thân.
Có người bạn ở tận Đà Lạt ra đảo Phú Quốc du lịch quên mua ngọc trai về cho vợ đã phải tức tốc điện cho tôi lúc nào đi công tác ra đảo mua giùm chuỗi ngọc trai thật đẹp để “trả nợ” bà xã. Tiếng tăm của ngọc trai Phú Quốc lưu truyền không chỉ với người dân trong nước. Trước đây ngọc trai Phú Quốc được khai thác từ thiên nhiên.
Và từ lâu đời nơi đây đã có nghề mò ngọc dưới đáy biển. Ngọc trai Phú Quốc còn được phát hiện tình cờ qua đánh bắt, khai thác hải sản của ngư dân. Có những viên ngọc trai trở thành tài sản vô giá, là báu vật không thể đem bán của một số gia đình trên đảo Phú Quốc.
Trong mấy năm gần đây ngành du lịch trên hòn đảo “ngọc” này phát triển mạnh mẽ, nhất là khi Chính phủ có chủ trương biến hòn đảo này thành “thiên đường” du lịch. Ngoài các sản phẩm du lịch khác, ngọc trai Phú Quốc đã tìm được tiếng nói trong lòng du khách. Ngọc trai được bày bán khắp nơi, bán chung với cả… cá khô và nước mắm.
Ngọc trai đâu mà lắm thế? Nó được khai thác, nuôi trồng, gia công ở đâu? Để trả lời những câu hỏi này, tôi lên tàu cao tốc ra đảo và quyết định khám phá bí ẩn của cái nghề làm ra hạt ngọc quý giá này. Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là một làng chài khá nổi tiếng trên đảo tại ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh.
Ở vùng biển Hàm Ninh này còn tồn tại nhiều loại hải sản quý giá. Không chỉ có ngọc trai, thỉnh thoảng người ta còn đánh bắt được cả con Dugong (bò biển hay còn gọi là nàng tiên cá), rùa biển, còn cá ngựa, loài hải vật quý ông thường dùng cho tráng dương thì người ta cân cả kilôgam để… chiên xù. Tôi bước vào một tiệm vừa bán ngọc trai vừa bán cá khô.
Cô bán hàng có tên Lê Bích Ngọc tươi cười mời khách, giới thiệu: “Loại vòng đeo tay nhỏ này có 3 loại giá, 20 ngàn, 50 ngàn và một trăm ngàn. Du khách thường mua chuỗi ngọc đeo cổ, giá vài trăm ngàn. Còn giá cao nhất của em bán ở đây là 3 triệu đồng một chuỗi ngọc đeo cổ”.
Tuy nhiên, khi tôi hỏi ngọc này có phải ở Phú Quốc sản xuất hay không thì cô ta lắc đầu nói: “Em mua lại của người ta, chẳng rõ nguồn gốc, nghe đâu họ mua từ miền bắc đưa vào”. Tôi lang thang lên tận Bắc đảo, vùng tiếp giáp với Campuchia nhưng vẫn không tìm ra manh mối của ngọc trai Phú Quốc.
Chiều tối trở lại thị trấn Dương Đông, đưa câu chuyện ngọc trai kể với anh bạn tên Phương vốn là dân bản địa, anh này cười lớn nói: “Bác ngây thơ quá! Đánh bắt theo kiểu hủy diệt như thế thì côn trùng còn tiêu huống hồ ngọc trai. Làm gì có ngọc trai thiên nhiên. Nhà em cho 2 cửa hàng thuê chuyên bán ngọc trai nè, toàn là ngọc lấy từ…
Trung Quốc, ngọc làm bằng nhựa cũng nhóc luôn. Làm gì có ngọc trai thứ thiệt của Phú Quốc bán tràn ngập như vậy, rẻ rúng đến như vậy. Bây giờ nhiều thứ làm giả lắm, kể cả pín hải cẩu (nhập từ Campuchia về), được “chế tác từ pín bò”.
Tiếp tục tìm đến một cửa hàng trưng bày mỹ nghệ lớn nhất thị trấn Dương Đông mang tên Cội Nguồn. Anh Huỳnh Phước Huệ, chủ doanh nghiệp đưa tấm danh thiếp trên đó có ghi dòng chữ “Ngọc trai Phú Quốc”.
Tuy nhiên, khi tôi hỏi ngọc trai lấy từ đâu trên đảo thì anh Huệ nói: “Chúng tôi không bán ngọc trai giả, sản phẩm chất lượng, có uy tín. Những viên ngọc trị giá trên 1 triệu đồng đều có giấy cam kết về chất lượng”. Tôi cầm một chuỗi ngọc trai 35 hạt, nặng 90,89 gram, có giá bán 20.000 USD. Chuỗi ngọc này có chứng thư giám định của Trung tâm kiểm định đá quý và vàng thuộc Tổng Cty khoáng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, chứng thư này chỉ ghi “Ngọc trai nuôi nước mặn”, không ghi xuất xứ từ Phú Quốc. Tôi tìm đến một cơ sở nuôi cấy ngọc trai của Úc nằm cách thị trấn Dương Đông khoảng 7 km. Một cô gái cho biết rằng cơ sở này đang tạm ngưng hoạt động, phòng trưng bày ngọc trai cũng đang tạm thời đóng cửa.
Còn đâu thương hiệu ngọc trai Phú Quốc
Bí quá, tôi điện thoại về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, anh Lê Quốc Tuấn, Trưởng phòng đăng ký kinh doanh cho biết trước đây có một cơ sở nuôi cấy ngọc trai của người Nhật trên đảo Phú Quốc tại thị trấn An Thới, nhưng cơ sở này đóng cửa từ lâu, một người dân trên đảo đã mua lại cơ sở này, hiện không rõ nó đóng quân tại đâu…
Theo chỉ dẫn của người dân, tôi tìm tới ấp Đường Bào, xã Dương Tơ. Một chiếc biển quảng cáo rất khiêm tốn nằm bên đường với dòng chữ “Phú Quốc PEARL” của doanh nghiệp ngọc trai Ngọc Hiền.
Ông chủ doanh nghiệp này không ngờ lại là một chàng trai đến từ Hà Tĩnh. Vẫn cái chất giọng Thạch Hà của xứ Nghệ “trọ trẹ”, chân chất, anh Hồ Phi Thủy kể: Tốt nghiệp cấp III năm 1989, tôi lang thang đi theo bạn bè vào miền Nam rồi vượt biển ra đảo Phú Quốc.
Tại đây tôi làm đủ nghề để kiếm sống, chủ yếu là đi lặn mò bắt xà cừ bán cho các cơ sở sơn mài, đi làm ngư phủ… Năm 1994, một Cty của Nhật Bản mở cơ sở nuôi cấy ngọc trai tại vùng biển An Thới và tôi vào làm thuê cho Cty này.
Đến năm 1997, do tác động khủng hoảng tài chính châu Á, Cty nuôi cấy ngọc trai của Nhật giải thể và tôi đã mua lại toàn bộ trang thiết bị máy móc, đồ nghề nuôi cấy ngọc trai với giá 400 triệu đồng.
Tôi làm thủ tục thuê 200 ha mặt nước biển, tuyển 30 lao động và liên lạc với chuyên gia người Nhật, ông Horikiri quay trở lại Việt Nam giúp tôi về kỹ thuật. Ông Horikiri trước đây là phó giám đốc điều hành cơ sở nuôi cấy ngọc trai của Nhật trên đảo Phú Quốc và tôi là… lính.
Giờ đây tôi thuê lại “ông chủ” cũ của mình với tiền lương 2.500USD/tháng.Ông Horikiri là người rất giỏi trong lĩnh vực nuôi cấy ngọc trai, kiên trì, khả năng làm việc gấp 3–4 người mình.
Nói về ngọc trai Phú Quốc, anh Thủy cho biết: Ở đảo Phú Quốc này hiện một mình tôi nuôi cấy ngọc trai, sản phẩm của chúng tôi chủ yếu xuất khẩu qua Nhật. Không có cửa hàng nào trên đảo đến lấy ngọc của chúng tôi về bán cả.
Ở Quảng Ninh người ta cũng nuôi ngọc trai nhưng chủ yếu xuất khẩu. Vì thế ngọc trai được bán trên đảo này chủ yếu được nhập về từ Trung Quốc, đó là ngọc trai nuôi nước ngọt ở các sông, hồ.
Ngọc của Trung Quốc thường méo, do họ cấy ngọc bên ngoài, mỗi con trai họ có thể cấy được cả trăm viên ngọc. Còn chúng tôi (anh Thủy hiện sở hữu trên 1,5 triệu con trai nước mặn, sản lượng khoảng 200 kg ngọc/năm) mỗi viên ngọc chỉ được cấy từ một con trai và khi cấy để lấy ngọc phải cấy vào bộ phận sinh dục con cái.
Chất liệu cấy trai cũng phải nhập từ Mỹ, có độ cứng tương đương với viên ngọc để khi khoan lỗ xâu thành chuỗi viên ngọc không bị bể. Sau khi cấy con trai được thả lại biển trong sự đau đớn, chính sự đau đớn này đã làm cho con trai tiết ra chất xà cừ bao quanh hình thành viên ngọc.
Để có được một viên ngọc phải mất ít nhất là 3 năm nuôi dưới biển. Chuồng trại ở dưới biển cũng phải làm vệ sinh thường xuyên. Vào mùa mưa bão phải di chuyển trai để tránh vùng biển động mạnh.
Chị Khổng Thị Trúc, vợ anh Thủy, cầm lên một nắm ngọc long lanh nói: “Loại này mỗi viên em bán 9 triệu đồng, có những viên em bán giá 100 triệu đồng. Một chuỗi ngọc thứ thiệt thấp nhất cũng vài triệu đồng, còn loại vài trăm ngàn đồng thì em không biết đó là loại ngọc gì, nhưng chắc chắn không phải ngọc nuôi, hay ngọc tự nhiên của Phú Quốc”.
Còn anh Thủy bức xúc: “Người ta bán ngọc trai Trung Quốc, ngọc trai nhựa tràn lan đã làm ảnh hưởng đến thương hiệu ngọc trai Phú Quốc vốn nổi tiếng xưa nay”.
Phú Quốc - một hòn đảo xinh đẹp nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nơi đây nổi tiếng với nhiều đặc sản quý hiếm, trong đó nổi bật nhất là ngọc trai. Du khách đến Phú Quốc ngoài việc mua các loại đặc sản: cá, mực, tôm khô, hồ tiêu, nước mắm… thường không quên mua ngọc trai về làm kỷ niệm, tặng người thân.
Có người bạn ở tận Đà Lạt ra đảo Phú Quốc du lịch quên mua ngọc trai về cho vợ đã phải tức tốc điện cho tôi lúc nào đi công tác ra đảo mua giùm chuỗi ngọc trai thật đẹp để “trả nợ” bà xã. Tiếng tăm của ngọc trai Phú Quốc lưu truyền không chỉ với người dân trong nước. Trước đây ngọc trai Phú Quốc được khai thác từ thiên nhiên.
Và từ lâu đời nơi đây đã có nghề mò ngọc dưới đáy biển. Ngọc trai Phú Quốc còn được phát hiện tình cờ qua đánh bắt, khai thác hải sản của ngư dân. Có những viên ngọc trai trở thành tài sản vô giá, là báu vật không thể đem bán của một số gia đình trên đảo Phú Quốc.
Trong mấy năm gần đây ngành du lịch trên hòn đảo “ngọc” này phát triển mạnh mẽ, nhất là khi Chính phủ có chủ trương biến hòn đảo này thành “thiên đường” du lịch. Ngoài các sản phẩm du lịch khác, ngọc trai Phú Quốc đã tìm được tiếng nói trong lòng du khách. Ngọc trai được bày bán khắp nơi, bán chung với cả… cá khô và nước mắm.
Ngọc trai đâu mà lắm thế? Nó được khai thác, nuôi trồng, gia công ở đâu? Để trả lời những câu hỏi này, tôi lên tàu cao tốc ra đảo và quyết định khám phá bí ẩn của cái nghề làm ra hạt ngọc quý giá này. Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là một làng chài khá nổi tiếng trên đảo tại ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh.
Ở vùng biển Hàm Ninh này còn tồn tại nhiều loại hải sản quý giá. Không chỉ có ngọc trai, thỉnh thoảng người ta còn đánh bắt được cả con Dugong (bò biển hay còn gọi là nàng tiên cá), rùa biển, còn cá ngựa, loài hải vật quý ông thường dùng cho tráng dương thì người ta cân cả kilôgam để… chiên xù. Tôi bước vào một tiệm vừa bán ngọc trai vừa bán cá khô.
Cô bán hàng có tên Lê Bích Ngọc tươi cười mời khách, giới thiệu: “Loại vòng đeo tay nhỏ này có 3 loại giá, 20 ngàn, 50 ngàn và một trăm ngàn. Du khách thường mua chuỗi ngọc đeo cổ, giá vài trăm ngàn. Còn giá cao nhất của em bán ở đây là 3 triệu đồng một chuỗi ngọc đeo cổ”.
Tuy nhiên, khi tôi hỏi ngọc này có phải ở Phú Quốc sản xuất hay không thì cô ta lắc đầu nói: “Em mua lại của người ta, chẳng rõ nguồn gốc, nghe đâu họ mua từ miền bắc đưa vào”. Tôi lang thang lên tận Bắc đảo, vùng tiếp giáp với Campuchia nhưng vẫn không tìm ra manh mối của ngọc trai Phú Quốc.
Chiều tối trở lại thị trấn Dương Đông, đưa câu chuyện ngọc trai kể với anh bạn tên Phương vốn là dân bản địa, anh này cười lớn nói: “Bác ngây thơ quá! Đánh bắt theo kiểu hủy diệt như thế thì côn trùng còn tiêu huống hồ ngọc trai. Làm gì có ngọc trai thiên nhiên. Nhà em cho 2 cửa hàng thuê chuyên bán ngọc trai nè, toàn là ngọc lấy từ…
Trung Quốc, ngọc làm bằng nhựa cũng nhóc luôn. Làm gì có ngọc trai thứ thiệt của Phú Quốc bán tràn ngập như vậy, rẻ rúng đến như vậy. Bây giờ nhiều thứ làm giả lắm, kể cả pín hải cẩu (nhập từ Campuchia về), được “chế tác từ pín bò”.
Tiếp tục tìm đến một cửa hàng trưng bày mỹ nghệ lớn nhất thị trấn Dương Đông mang tên Cội Nguồn. Anh Huỳnh Phước Huệ, chủ doanh nghiệp đưa tấm danh thiếp trên đó có ghi dòng chữ “Ngọc trai Phú Quốc”.
Tuy nhiên, khi tôi hỏi ngọc trai lấy từ đâu trên đảo thì anh Huệ nói: “Chúng tôi không bán ngọc trai giả, sản phẩm chất lượng, có uy tín. Những viên ngọc trị giá trên 1 triệu đồng đều có giấy cam kết về chất lượng”. Tôi cầm một chuỗi ngọc trai 35 hạt, nặng 90,89 gram, có giá bán 20.000 USD. Chuỗi ngọc này có chứng thư giám định của Trung tâm kiểm định đá quý và vàng thuộc Tổng Cty khoáng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, chứng thư này chỉ ghi “Ngọc trai nuôi nước mặn”, không ghi xuất xứ từ Phú Quốc. Tôi tìm đến một cơ sở nuôi cấy ngọc trai của Úc nằm cách thị trấn Dương Đông khoảng 7 km. Một cô gái cho biết rằng cơ sở này đang tạm ngưng hoạt động, phòng trưng bày ngọc trai cũng đang tạm thời đóng cửa.
Còn đâu thương hiệu ngọc trai Phú Quốc
Bí quá, tôi điện thoại về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, anh Lê Quốc Tuấn, Trưởng phòng đăng ký kinh doanh cho biết trước đây có một cơ sở nuôi cấy ngọc trai của người Nhật trên đảo Phú Quốc tại thị trấn An Thới, nhưng cơ sở này đóng cửa từ lâu, một người dân trên đảo đã mua lại cơ sở này, hiện không rõ nó đóng quân tại đâu…
Theo chỉ dẫn của người dân, tôi tìm tới ấp Đường Bào, xã Dương Tơ. Một chiếc biển quảng cáo rất khiêm tốn nằm bên đường với dòng chữ “Phú Quốc PEARL” của doanh nghiệp ngọc trai Ngọc Hiền.
Ông chủ doanh nghiệp này không ngờ lại là một chàng trai đến từ Hà Tĩnh. Vẫn cái chất giọng Thạch Hà của xứ Nghệ “trọ trẹ”, chân chất, anh Hồ Phi Thủy kể: Tốt nghiệp cấp III năm 1989, tôi lang thang đi theo bạn bè vào miền Nam rồi vượt biển ra đảo Phú Quốc.
Tại đây tôi làm đủ nghề để kiếm sống, chủ yếu là đi lặn mò bắt xà cừ bán cho các cơ sở sơn mài, đi làm ngư phủ… Năm 1994, một Cty của Nhật Bản mở cơ sở nuôi cấy ngọc trai tại vùng biển An Thới và tôi vào làm thuê cho Cty này.
Đến năm 1997, do tác động khủng hoảng tài chính châu Á, Cty nuôi cấy ngọc trai của Nhật giải thể và tôi đã mua lại toàn bộ trang thiết bị máy móc, đồ nghề nuôi cấy ngọc trai với giá 400 triệu đồng.
Tôi làm thủ tục thuê 200 ha mặt nước biển, tuyển 30 lao động và liên lạc với chuyên gia người Nhật, ông Horikiri quay trở lại Việt Nam giúp tôi về kỹ thuật. Ông Horikiri trước đây là phó giám đốc điều hành cơ sở nuôi cấy ngọc trai của Nhật trên đảo Phú Quốc và tôi là… lính.
Giờ đây tôi thuê lại “ông chủ” cũ của mình với tiền lương 2.500USD/tháng.Ông Horikiri là người rất giỏi trong lĩnh vực nuôi cấy ngọc trai, kiên trì, khả năng làm việc gấp 3–4 người mình.
Nói về ngọc trai Phú Quốc, anh Thủy cho biết: Ở đảo Phú Quốc này hiện một mình tôi nuôi cấy ngọc trai, sản phẩm của chúng tôi chủ yếu xuất khẩu qua Nhật. Không có cửa hàng nào trên đảo đến lấy ngọc của chúng tôi về bán cả.
Ở Quảng Ninh người ta cũng nuôi ngọc trai nhưng chủ yếu xuất khẩu. Vì thế ngọc trai được bán trên đảo này chủ yếu được nhập về từ Trung Quốc, đó là ngọc trai nuôi nước ngọt ở các sông, hồ.
Ngọc của Trung Quốc thường méo, do họ cấy ngọc bên ngoài, mỗi con trai họ có thể cấy được cả trăm viên ngọc. Còn chúng tôi (anh Thủy hiện sở hữu trên 1,5 triệu con trai nước mặn, sản lượng khoảng 200 kg ngọc/năm) mỗi viên ngọc chỉ được cấy từ một con trai và khi cấy để lấy ngọc phải cấy vào bộ phận sinh dục con cái.
Chất liệu cấy trai cũng phải nhập từ Mỹ, có độ cứng tương đương với viên ngọc để khi khoan lỗ xâu thành chuỗi viên ngọc không bị bể. Sau khi cấy con trai được thả lại biển trong sự đau đớn, chính sự đau đớn này đã làm cho con trai tiết ra chất xà cừ bao quanh hình thành viên ngọc.
Để có được một viên ngọc phải mất ít nhất là 3 năm nuôi dưới biển. Chuồng trại ở dưới biển cũng phải làm vệ sinh thường xuyên. Vào mùa mưa bão phải di chuyển trai để tránh vùng biển động mạnh.
Chị Khổng Thị Trúc, vợ anh Thủy, cầm lên một nắm ngọc long lanh nói: “Loại này mỗi viên em bán 9 triệu đồng, có những viên em bán giá 100 triệu đồng. Một chuỗi ngọc thứ thiệt thấp nhất cũng vài triệu đồng, còn loại vài trăm ngàn đồng thì em không biết đó là loại ngọc gì, nhưng chắc chắn không phải ngọc nuôi, hay ngọc tự nhiên của Phú Quốc”.
Còn anh Thủy bức xúc: “Người ta bán ngọc trai Trung Quốc, ngọc trai nhựa tràn lan đã làm ảnh hưởng đến thương hiệu ngọc trai Phú Quốc vốn nổi tiếng xưa nay”.
Theo Hồng Lĩnh - Báo Tiền Phong
0 nhận xét:
Đăng nhận xét