Giai đoạn đầu hình thành nghề nước mắm Phú Quốc được tính từ năm 1900 đến 1945. Vùng biển Phú Quốc có rất nhiều cá cơm, loại cá thân nhỏ, thơm ngon và có nhiều chất đạm. Ngư dân đánh bắt về với số lượng khá nhiều nên không thể ăn tươi ngay một lúc được. Họ nghỉ ra cách đem ướp với muối để sữ dụng lâu dài. Vì thế để lâu nên cá chín, tạo ra nước màu đỏ có độ trong, vị mặn đậm đà , người dân rất thích dùng để ăn sống hay nấu nướng. Từ đó nghề nước mắm ra đời.
Bây giờ, phương tiện kỹ thuật sản xuất do ngư dân sáng tạo ra , lưới đánh bắt cá cơm được làm bằng tơ, đem nhuộm màu bằng vỏ cây sắn tạo thành màu nâu. Phao lưới được làm từ loại gỗ nhẹ, có thể nổi trên mặt nước. Dây kéo hai đầu lưới được bện từ vỏ dừa khô đã được đập tơi. Ngư dân đánh bắt cá bằng cách đánh bao từ phía ngoài biển theo hình chữ C. Hai đầu lưới keo 1thằng lên bờ để bắt cá.Cá cơm tươi được chuyển về chượp ( ướp) muối tại nhà, vì lúc này ngư dân chỉ dùng thuyền nhỏ, chèo bằng tay, đánh bắt sát bờ nên không chở muối theo như bây giờ.
Cá cơm được chượp (ướp) vào thùng gỗ có sức chứa khoảng 3-4 tấn, chu kỳ sản xuất từ 6-7 tháng. Thời kỳ này, nước mắm loại thượng hạn chỉ đạt từ 250-280 đạm trở lại.
Sau khi lấy nước cốt, ngừơi dân đem xác mắm nâu trong chảo lớn, rồi gạn lấy nước mắm lần 2, còn gọi là nước long hay nước ngang, đạt từ 80-180 đạm.
Nước mắm sản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ trong nước và vận chuyển sang Campuchia, Thái Lan bằng thuyền buồm. Khi vận chuyển, người ta cho nước mắm vào tỉnh đất nung có dung tích từ 3-3,5 lít, nắp tỉnh được đậy bằng miếng gỗ mỏng, dưới nắp có một lớp vỏ tràm và chung quanh tỉnh được niềng bằng sợi dây mây lát mỏng.
Vào năm 1950, thị trường nước mắm tiêu thụ mạnh, kỹ thuật sản xuất cũng được nâng cao. Ngư dân không dùng phương pháp nấu để sản xuất nước mắm mà chuyển sang chế biến mới.
1 nhận xét:
eva air vietnam
đại lý bán vé máy bay đi mỹ
mua ve may bay hang korean air
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich
Đăng nhận xét