Đến Phú Quốc, mục tiêu của chúng tôi là đi hết các con đường ở đảo. Đường nào cũng đi, len lỏi vào hang cùng ngõ hẻm, cả những con đường mòn với những cây cầu khỉ cho đến khi không thể đi được nữa mới thôi...
Sau khi bàn thảo kỹ kế hoạch với dẫn viên, chúng tôi chia ra các tuyến đi cho từng ngày: ngày đi Bắc đảo, ngày đi Nam đảo, ngày đi phần giữa đảo.
Miền Nam đảo chắc là nơi người Việt từ đất liền ra Phú Quốc hơn 300 năm trước. Ở đó có những bến cảng nối với đất liền và các con đường từ những cảng này tỏa ra, lan dần lên phía Bắc. Từ các bến cảng phía Nam tới thủ phủ là thị trấn Dương Đông, ở Trung Tây đảo là những con đường nhựa, có lẽ đã lâu đời như những dải lụa vắt ngang các quả đồi, vòng vèo quanh sườn núi.
Sau khi bàn thảo kỹ kế hoạch với dẫn viên, chúng tôi chia ra các tuyến đi cho từng ngày: ngày đi Bắc đảo, ngày đi Nam đảo, ngày đi phần giữa đảo.
Miền Nam đảo chắc là nơi người Việt từ đất liền ra Phú Quốc hơn 300 năm trước. Ở đó có những bến cảng nối với đất liền và các con đường từ những cảng này tỏa ra, lan dần lên phía Bắc. Từ các bến cảng phía Nam tới thủ phủ là thị trấn Dương Đông, ở Trung Tây đảo là những con đường nhựa, có lẽ đã lâu đời như những dải lụa vắt ngang các quả đồi, vòng vèo quanh sườn núi.
Hầu như không có ôtô, thi thoảng có thì cũng chỉ là xe hạng nhẹ. Xe máy cũng không nhiều, chủ yếu là dân du lịch đi loanh quanh, thế nên đường nhựa vẫn bền, phẳng lặng với thiên nhiên còn hoang sơ... Dọc bờ Tây là những bãi biển thơ mộng và hoang vắng. Từ thị trấn Dương Đông, chúng tôi chọn cách đi xẻ vào hướng Đông Bắc, qua bãi Thơm rồi vòng bọc ngược lại bờ Tây. Những con đường đỏ quạch len lỏi trong rừng rồi mở ra những đường đất vàng xói lở, lách qua những quả đồi kẹp những dòng suối. Nhiều đoạn dốc trơn trượt vì nền đất cứng, lở loét khoét vào lòng đất.
Ở đó có những chiếc cầu như được bắc tạm bằng cừ tràm, cũ chòng chành như bao đời nay vẫn thế. Nhưng khi ngoặt sang mũi Gành Dầu và bọc lại từ cực Tây Bắc về là thấy dấu vết chuẩn bị cho một cuộc đầu tư đang vùng dậy. Những cây cầu sắt giống y chang nhau được đánh theo số, đặt ngang trên những con suối. Đường được ủi thẳng, rộng, thông thống xuyên rừng rồi ào ra, cặp sát biển. Băng qua rừng quốc gia, chúng tôi cặp sát bờ Bãi Dài, nơi được cho là một trong những bãi biển hoang sơ nhất trên thế giới. Biển xanh, cát trắng, nắng vàng, chỉ có những cành cây khô ngả vào cát lặng và những đàn dê hoang dại, ngẩn ngơ. Trên một đoạn đường ven biển đã được quy hoạch thẳng như đường băng nổi lên một cụm nhà, không to nhưng khang trang và rõ là có mắt kiến trúc đàng hoàng. Đó là khu ngọc trai. Chỉ có hai người nước ngoài và vài nhân viên người Việt làm việc. Hai người đàn ông to lớn, đến từ New Zealand. Họ nói đó là cơ sở đầu tư 100% vốn nước ngoài, làm từ nuôi trồng đến chế tác thành phẩm.
Chúng tôi bọc ra bãi Gành Dầu ở Tây Bắc đảo. Cảnh ở đó không phải là biển mênh mông nữa, mà bị chắn tầm mắt bởi những hòn đảo và cả bờ biển Campuchia, nào núi Tà Lơn, nào hòn Nần... Bằng mắt thường nhìn thấy được cả khu du lịch của họ, một vệt dài vàng vàng do khoét vào núi. Những chiếc tàu cắm cờ Việt Nam và cờ Campuchia giao thoa trên biển, ghé vào bán hải sản cho những chiếc bè bán đồ nhậu trên biển.
Đi xuồng chừng vài trăm mét ra một nhà bè. Ông chủ đon đả mời, nào câu kéo, nào các loại hải sản nuôi sẵn dưới bè. Khách còn đang lúng túng lựa chọn, ông ngoắc mấy cái thuyền câu cả của người Việt lẫn người Campuchia vào, tha hồ chọn, tươi rói đủ loại... Nhà bè phục vụ lấy công và bán đồ uống, từ bia Sài Gòn đến rượu mạnh, rượu sim (như rượu vang, ngâm từ sim rừng địa phương), hay rượu mỏ quạ (một loại rượu quốc lủi của Phú Quốc)...
Chôm chôm là tên một loại trái cây quen thuộc ở các tỉnh phía Nam, nhưng ở Phú Quốc lại là tên của một món ăn từ hải sản. Người ta lấy cơ gân to như ngón tay của loại sò lớn, xắt ra, ướp, làm tái, trộn với rau.
Món ngon và lạ là cà xeo. Đó là một loại hải sản cứng như thịt gà, được ướp ngũ vị rồi nướng, trở thành món dai dai, giòn, ngọt mà vẫn bùi, thơm. Chủ quán giải thích đó là món theo hương vị của ngư dân Campuchia ở vùng này, ngay cả cái tên cũng đã rất Khmer...
Miền Trung của Phú Quốc là rừng. Những con đường đất đỏ xuyên rừng quanh co, mát rượi. Có rất nhiều lối rẽ, đường mòn tỏa vào trong, không có người dẫn chưa chắc biết và chưa chắc dám đi. Nhiều con đường mòn chỉ lọt bánh xe dẫn đến những con suối sâu thẳm cắt ngang không thể đi qua bằng xe máy.
Chợ Phú Quốc với nhiều loại hải sản lạ. Không kể đến nước mắm cá cơm nổi tiếng, người ta cũng chế từ hải sản ra những món riêng, nào chả cá, bánh cá... Từ Dinh Cậu chạy thẳng ra ngã ba, từ chiều tối bắt đầu có chợ. Cũng giống như nhiều chợ đêm ở các tỉnh Nam bộ, chợ bán đủ thứ hàng tiêu dùng và tất nhiên là có nhiều món đặc sản biển. Cả một dãy phố sáng đèn, mỗi hàng nếm một món dậy mùi Phú Quốc...
Quán Le Deauville nằm sát với biển, sàn gỗ mái ngói, nội thất cổ xưa rèm thông thoáng với những chiếc ghế giống như ở những miền biển Địa Trung Hải. Nhạc được chọn rất tinh tế, những giai điệu “tiền chiến” của châu Âu. Cô chủ quán người Việt, chồng người Thụy Sĩ. Ông kinh doanh ở Pháp 20 năm rồi dứt khoát cắm dùi ở Phú Quốc.
“Đây là thiên đường của tôi” - ông nói - “Tôi đi khắp nơi rồi, nhưng ở đây thật dễ chịu”. Con đường ông ấy chọn, như cái quán của ông, nổi bật trên bờ biển vắng vẻ lúc này. Có thể, chỉ ít lâu nữa, nó sẽ trở thành một đại lộ trên thiên đường Phú Quốc...
Ở đó có những chiếc cầu như được bắc tạm bằng cừ tràm, cũ chòng chành như bao đời nay vẫn thế. Nhưng khi ngoặt sang mũi Gành Dầu và bọc lại từ cực Tây Bắc về là thấy dấu vết chuẩn bị cho một cuộc đầu tư đang vùng dậy. Những cây cầu sắt giống y chang nhau được đánh theo số, đặt ngang trên những con suối. Đường được ủi thẳng, rộng, thông thống xuyên rừng rồi ào ra, cặp sát biển. Băng qua rừng quốc gia, chúng tôi cặp sát bờ Bãi Dài, nơi được cho là một trong những bãi biển hoang sơ nhất trên thế giới. Biển xanh, cát trắng, nắng vàng, chỉ có những cành cây khô ngả vào cát lặng và những đàn dê hoang dại, ngẩn ngơ. Trên một đoạn đường ven biển đã được quy hoạch thẳng như đường băng nổi lên một cụm nhà, không to nhưng khang trang và rõ là có mắt kiến trúc đàng hoàng. Đó là khu ngọc trai. Chỉ có hai người nước ngoài và vài nhân viên người Việt làm việc. Hai người đàn ông to lớn, đến từ New Zealand. Họ nói đó là cơ sở đầu tư 100% vốn nước ngoài, làm từ nuôi trồng đến chế tác thành phẩm.
Chúng tôi bọc ra bãi Gành Dầu ở Tây Bắc đảo. Cảnh ở đó không phải là biển mênh mông nữa, mà bị chắn tầm mắt bởi những hòn đảo và cả bờ biển Campuchia, nào núi Tà Lơn, nào hòn Nần... Bằng mắt thường nhìn thấy được cả khu du lịch của họ, một vệt dài vàng vàng do khoét vào núi. Những chiếc tàu cắm cờ Việt Nam và cờ Campuchia giao thoa trên biển, ghé vào bán hải sản cho những chiếc bè bán đồ nhậu trên biển.
Đi xuồng chừng vài trăm mét ra một nhà bè. Ông chủ đon đả mời, nào câu kéo, nào các loại hải sản nuôi sẵn dưới bè. Khách còn đang lúng túng lựa chọn, ông ngoắc mấy cái thuyền câu cả của người Việt lẫn người Campuchia vào, tha hồ chọn, tươi rói đủ loại... Nhà bè phục vụ lấy công và bán đồ uống, từ bia Sài Gòn đến rượu mạnh, rượu sim (như rượu vang, ngâm từ sim rừng địa phương), hay rượu mỏ quạ (một loại rượu quốc lủi của Phú Quốc)...
Chôm chôm là tên một loại trái cây quen thuộc ở các tỉnh phía Nam, nhưng ở Phú Quốc lại là tên của một món ăn từ hải sản. Người ta lấy cơ gân to như ngón tay của loại sò lớn, xắt ra, ướp, làm tái, trộn với rau.
Món ngon và lạ là cà xeo. Đó là một loại hải sản cứng như thịt gà, được ướp ngũ vị rồi nướng, trở thành món dai dai, giòn, ngọt mà vẫn bùi, thơm. Chủ quán giải thích đó là món theo hương vị của ngư dân Campuchia ở vùng này, ngay cả cái tên cũng đã rất Khmer...
Miền Trung của Phú Quốc là rừng. Những con đường đất đỏ xuyên rừng quanh co, mát rượi. Có rất nhiều lối rẽ, đường mòn tỏa vào trong, không có người dẫn chưa chắc biết và chưa chắc dám đi. Nhiều con đường mòn chỉ lọt bánh xe dẫn đến những con suối sâu thẳm cắt ngang không thể đi qua bằng xe máy.
Chợ Phú Quốc với nhiều loại hải sản lạ. Không kể đến nước mắm cá cơm nổi tiếng, người ta cũng chế từ hải sản ra những món riêng, nào chả cá, bánh cá... Từ Dinh Cậu chạy thẳng ra ngã ba, từ chiều tối bắt đầu có chợ. Cũng giống như nhiều chợ đêm ở các tỉnh Nam bộ, chợ bán đủ thứ hàng tiêu dùng và tất nhiên là có nhiều món đặc sản biển. Cả một dãy phố sáng đèn, mỗi hàng nếm một món dậy mùi Phú Quốc...
Quán Le Deauville nằm sát với biển, sàn gỗ mái ngói, nội thất cổ xưa rèm thông thoáng với những chiếc ghế giống như ở những miền biển Địa Trung Hải. Nhạc được chọn rất tinh tế, những giai điệu “tiền chiến” của châu Âu. Cô chủ quán người Việt, chồng người Thụy Sĩ. Ông kinh doanh ở Pháp 20 năm rồi dứt khoát cắm dùi ở Phú Quốc.
“Đây là thiên đường của tôi” - ông nói - “Tôi đi khắp nơi rồi, nhưng ở đây thật dễ chịu”. Con đường ông ấy chọn, như cái quán của ông, nổi bật trên bờ biển vắng vẻ lúc này. Có thể, chỉ ít lâu nữa, nó sẽ trở thành một đại lộ trên thiên đường Phú Quốc...
Theo MAI THẾ ĐÀO - Ảnh: DU DI
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
0 nhận xét:
Đăng nhận xét